Những tiêu chuẩn cần có của Biên Dịch Viên, Dịch Thuật Viên, Người Dịch
Điều 27 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc,
chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao
dịch (gọi tắt là Nghị định số:23/2015/NĐ-CP) quy định tiêu chuẩn, điều kiện của
người biên dịch (Dịch thuật viên, Biên dịch viên).
Nghị định số:23/2015/NĐ-CP Quy định:
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp
luật. Điều này các bạn dễ hiểu rồi
"Năng lực hành vi đầy đủ
Người thành niên là người từ đủ 18
tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp bị tuyên bố mất
năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Pháp luật chỉ quy định độ
tuổi tối thiểu mà không quy định độ tuổi tối đa của những người có năng lực
pháp luật dân sự đầy đủ. Những người này có đầy đủ tư cách chủ thể, toàn quyền
tham gia vào quan hệ dân sự với tư cách là chủ thể độc lập và tự chịu trách nhiệm
về những hành vi do họ thực hiện.
Những người từ đủ 18 tuổi trở lên
được cho là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Họ chỉ bị mất năng lực hành vi
hoặc bị hạn chế năng lực hành vi khi có quyết định của toà án về việc hạn chế
hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình
thì nữ từ 18 tuổi (17 tuổi 1 ngày) trở
lên có quyền kết hôn nhưng theo quy định này thì nữ đủ tuổi kết hôn vẫn có thể chưa có đầy đủ năng lực hành vi."
2. Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về ngôn ngữ nước ngoài
cần dịch thuật hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với ngôn ngữ nước
ngoài cần dịch.
Đối với ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng
cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học theo quy định tại Khoản này thì phải
thông thạo ngôn ngữ cần dịch.
Điều 28 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định cộng tác viên dịch thuật:
1. Người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều
27 của nghị định này được làm cộng tác viên dịch thuật của phòng tư pháp, văn
phòng dịch thuật
công chứng trong phạm vi cả nước. Phòng tư pháp, văn phòng dịch thuật công
chứng có trách nhiệm kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện của cộng tác viên dịch thuật
và lập danh sách cộng tác viên dịch thuật của phòng, báo cáo sở tư pháp phê duyệt.
2. Trên cơ sở danh sách cộng tác viên dịch thuật đã được sở
tư pháp phê duyệt, phòng tư pháp niêm yết công khai tại trụ sở của phòng tư
pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho người yêu cầu chứng thực trong việc liên hệ
với người dịch.
3. Người dịch là cộng tác viên của phòng tư pháp hay văn
phòng dịch thuật phải ký hợp đồng cộng tác viên dịch thuật với phòng tư pháp,
văn phòng dịch thuật trong đó xác định rõ trách nhiệm của người dịch đối với nội
dung, chất lượng của bản dịch.
Điều 29 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định đăng ký chữ ký mẫu như sau:
Người dịch là cộng tác viên của phòng tư pháp hay văn phòng
dịch thuật công chứng phải đăng ký chữ ký mẫu tại phòng tư pháp. Khi đăng ký chữ
ký mẫu, người dịch phải nộp văn bản đề nghị đăng ký chữ ký mẫu và trực tiếp ký
trước mặt trưởng phòng tư pháp 03 (ba) chữ ký mẫu trong văn bản đề nghị đăng ký
chữ ký mẫu.
Tham khảo chi tiết nghị định
23/2015/NĐ-CP Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng
thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Như vậy, để trở thành cộng tác viên dịch thuật tại phòng tư
pháp hay văn phòng dịch thuật công chứng, bạn cần đáp ứng yêu cầu và thực hiện
thủ tục như pháp luật quy định ở trên.
Chúc các bạn sức khoẻ và thành công!
Nhận xét
Đăng nhận xét