Ngôn ngữ học và những ứng dụng trong các ngành nghề
Trước đây, người ta thường chỉ chú trọng và theo đuổi các môn thuộc khoa học tự nhiên. Nhưng, những năm gần đây, khoa học xã hội nhân văn đã và đang được chú ý, dần lấy lại vị thế của nó. Trong đó, Ngôn ngữ học là ngành học ngày càng trở nên quan trọng, và được nhiều người theo đuổi. Tuy vậy, phần đông vẫn chưa hiểu, chưa đánh giá đúng về ngành học này. Thậm chí, nhiều học viên gần tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ học vẫn lơ mơ, chưa thực sự hiểu những vấn đề cốt lõi của việc học Ngôn ngữ học. Nội dung dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về ngành Ngôn ngữ học cho những bạn đã, đang, và sẽ theo đuổi ngành học này.
Vai trò, vị trí của ngành Ngôn ngữ học
Người ta vẫn thường
nói: Ngôn ngữ là công cụ của tư duy. Ngôn ngữ học là một trong những môn học
quan trọng nhất trong các môn thuộc khoa học nhân văn, là môn học nền tảng, có
liên quan và chi phối nhiều môn học khác. Nó cung cấp tri thức về ngôn ngữ, qua
đó người học có điều kiện phát triển năng lực tư duy và có kỹ năng sử dụng ngôn
ngữ tốt. Ngôn ngữ học không chỉ cần thiết cho mọi lĩnh vực mà nó còn ngày càng
thể hiện vai trò và vị thế của một ngành khoa học chuyên sâu. Các môn học thuộc
chương trình Ngôn ngữ học không chỉ dành riêng cho học viên ngành Ngôn ngữ học,
mà còn cần thiết cho tất cả các học viên các ngành khác ở mức độ khác nhau.
Hiện nay, ở khu vực
phía Nam, ngành Ngôn ngữ học rất phát triển, ở một mức độ, còn được coi là một
ngành rất hot. Nhiều trường mở rộng đào tạo ngành này, như Trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn - ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Ngoại ngữ -Tin học
Thành phố Hồ Chí Minh, đây là những trường có bề dày đào tạo, nổi tiếng.
Ở Trường Đại học
KHXH&NV- ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ môn Ngôn ngữ học trực thuộc Trường
đang xúc tiến việc thành lập Khoa Ngôn ngữ học, Khoa Ngôn ngữ học đầu tiên ở
khu vực phía Nam và đang trên đường trở thành một Khoa có tầm ảnh hưởng lớn mạnh
nhất trường. Ở bậc Đại học, nhiều thế hệ sinh viên ngành Ngôn ngữ học tốt nghiệp,
có việc làm, và đang công tác tại Trường, tại nhiều cơ sở nghiên cứu và đào tạo
khác trong cả nước. Ở bậc sau Đại học, đối tượng học viên theo học, nghiên cứu
ngôn ngữ học không chỉ là cử nhân Ngôn ngữ học, mà còn là cử nhân các ngành ngoại
ngữ, các ngành liên quan đến các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, còn có cả
học viên đến từ các ngành khoa học kỹ thuật. Điều này cho thấy sự quan tâm của
đông đảo đối tượng người học đa dạng và tầm quan trọng của ngành Ngôn ngữ học.
Ngôn ngữ học cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng gì?
Dưới đây, tạm chia các kiến thức của Ngôn ngữ học thành 3
nhóm, với những môn học tiêu biểu như sau:
Những môn học chuyên sâu về lý thuyết ngôn ngữ (Ngữ âm học,
Âm vị học, Từ vựng học, Cú pháp học, Ngữ nghĩa học, Ngữ dụng học, Kí hiệu học,
Ngôn ngữ đại cương, Lịch sử ngôn ngữ học,v.v..).
Những môn học này cung cấp kiến thức chuyên sâu, thuần túy
Ngôn ngữ học, như: kiến thức đại cương về các ngôn ngữ trên thế giới, về các lý
thuyết về ngữ âm, từ vựng, cú pháp, ngữ nghĩa, kiến thức về sự phát triển của một
nhóm ngôn ngữ, v.v.; cung cấp những kỹ năng cơ bản như quan sát phân tích, tổng
hợp các vấn đề thuộc khoa học ngôn ngữ. Đây là những môn học thường được những
học viên muốn tập trung vào các vấn đề chuyên sâu Ngôn ngữ học theo đuổi.
Những môn học có tính liên ngành (Ngôn ngữ văn chương, Phong
cách học, Ngôn ngữ học văn bản, Ngôn ngữ học đối chiếu, Ngôn ngữ học văn hóa,
Ngôn ngữ học xã hội, Ngôn ngữ học tâm lý, v.v.).
Đây là những môn học có giao thoa với các ngành học khác.
Ngôn ngữ văn chương phân tích vẻ đẹp nghệ thuật của văn chương trên cơ sở lý luận
ngôn ngữ. Ngôn ngữ học văn bản cung cấp các kiến thức về cấu trúc và chức năng
của văn bản, các vấn đề liên quan đến phẩm chất của văn bản như liên kết và mạch
lạc. Ngôn ngữ học văn hóa xác định các yếu tố văn hóa từ phương diện ngôn ngữ.
Các môn học cung cấp cho học viên những kỹ năng như trình bày, soạn thảo văn bản
hành chính, đối chiếu ngôn ngữ; cảm nhận, xử lý, giải mã, tìm hiểu cơ chế sáng
tạo ngôn từ trong các văn bản nghệ thuật v.v..
Những môn học có tính ứng dụng cao (Ngôn ngữ học máy tính,
Ngữ pháp tiếng Việt, Ngôn ngữ học trong biên tập xuất bản, Ngôn ngữ và truyền
thông, Ngôn ngữ học ứng dụng, Ngôn ngữ báo chí,v.v.)
Ở những môn học này, thành tựu của ngôn ngữ học được áp dụng
để giải quyết những vấn đề cụ thể, thực tiễn trong một lĩnh vưc nhất định như
giảng dạy, truyền thông, tổ chức sự kiện, biên tập, xuất bản, công nghệ thông
tin, v.v.; cung cấp những kỹ năng ứng dụng ngôn ngữ, và những kỹ năng bổ trợ,
như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sử dụng công nghệ thông
tin. Đây là những môn phù hợp cho những học viên muốn làm các công việc có liên
quan đến Ngôn ngữ học.
Học ngôn ngữ học để làm những ngành nghề nào?
Với những học viên muốn nghiên cứu chuyên sâu Ngôn ngữ học
Những học viên muốn
tập trung vào công việc nghiên cứu chuyên sâu Ngôn ngữ học có thể làm nghiên cứu
viên nghiên cứu về Ngôn ngữ học, Việt ngữ học, Ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc
thiểu số; nghiên cứu xây dựng chính sách bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, giáo dục
ngôn ngữ, biên soạn từ điển, sách giáo khoa,v.v. trong các cơ quan nghiên cứu
như Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển và Bách khoa thư, Viện Thông tin Khoa học
xã hội Việt Nam, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Viện Đông Nam Á, Viện Cơ yếu,v.v..
Không ít học viên
có khả năng nghiên cứu chuyên sâu về Ngôn ngữ học, nhưng do không biết thông
tin, học đến năm thứ 3 vẫn không xác định được đường hướng học tập, nên không
phát huy được tiềm năng, không biết đích mà mình nên vươn tới. Điều này rất
đáng tiếc, lãng phí nguồn lực nghiên cứu Ngôn ngữ học, nhất là đối với những học
viên chuyên ngữ được học tại cơ sở uy tín như Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn- ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.
Với những học viên muốn làm công việc giảng dạy
Hiện nay, ngày
càng nhiều trường đại học mở ngành Ngôn ngữ học như một ngành đào tạo chính, đồng
thời đưa các môn Ngôn ngữ học và Việt ngữ học vào chương trình đào tạo của nhiều
ngành.
Những học viên muốn
theo đuổi công việc giảng dạy có thể làm giảng viên dạy Ngôn ngữ học và Việt ngữ
học cho sinh viên Việt Nam; hoặc giảng dạy Việt ngữ học, tiếng Việt và văn hóa
Việt Nam cho người nước ngoài hiện đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam hoặc
ở các nước khác. Các đơn vị tuyển dụng sẽ là Khoa Ngôn ngữ học, Khoa Việt Nam học,
Khoa Ngữ văn, Khoa Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam, các trung tâm dạy tiếng Việt
cho người nước ngoài của các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu
trong cả nước. Thực tế cho thấy, nhu cầu học tiếng Việt của người nước ngoài
ngày càng tăng, trong khi số lượng giáo viên dạy tiếng Việt nay còn thiếu và
chưa chuyên biệt.
Khoa Việt Nam học
của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn- ĐHQG TP. Hồ Chí Minh là đơn vị
đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài lớn mạnh nhất phía Nam, là nơi tập
trung số lượng rất lớn học viên nước ngoài đến học tập, nghiên cứu về văn hóa,
ngôn ngữ Việt. Khoa hiện đang đảm nhiệm việc giảng dạy cho một số lượng lớn người
nước ngoài có nhu cầu học tiếng Việt ngắn hạn và dài hạn. Đây là môi trường làm
việc đầy tiềm năng cho những học viên học ngành Ngôn ngữ học có nguyện vọng
tham gia giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Bộ môn Ngôn ngữ học hiện
cũng rất cần những sinh viên giỏi, đam mê nghiên cứu Ngôn ngữ học để tập hợp được
một lực lượng giảng dạy, nghiên cứu kế cận.
Với những học
viên đam mê Ngôn ngữ học, sau khi học xong chương trình cử nhân Ngôn ngữ học,
nên học tiếp bậc sau đại học (Cao học, Nghiên cứu sinh), sẽ có nhiều cơ hội được
tuyển dụng làm giảng viên các trường đại học. Hiện nay nhiều trường đang cần
tuyển dụng giảng viên có chuyên môn cao về Ngôn ngữ học như: Trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn- ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bình Dương,
Trường Đại học Thủ Dầu Một, Trường Đại học Đồng Nai, v.v.. Với bằng cấp Ngôn ngữ
học được đào tạo tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn- ĐHQG TP. Hồ
Chí Minh, người học hoàn toàn có nhiều cơ hội và khả năng được tuyển dụng làm
giảng viên tại các khoa như: Khoa Ngôn ngữ học, Khoa Ngữ văn, Khoa Xã hội, Khoa
Tiểu học v.v. ở các trường đại học. Đây cũng là những việc làm tiềm năng mà nhiều
học viên có chuyên môn về Ngôn ngữ học, vì không có thông tin, vì thiếu ý chí,
đã bỏ lỡ.
Với những học viên muốn làm những việc có liên quan đến Ngôn ngữ học
Những học viên
không muốn hoặc không có khả năng nghiên cứu chuyên sâu Ngôn ngữ học có thể làm
các công việc như biên tập xuất bản, biên tập báo điện tử, biên tập truyền hình
trong các nhà xuất bản, dịch
thuật viên, biên
dịch viên các tòa soạn báo (báo viết, báo điện tử), Dịch website
doanh nghiệp & công ty, các đài phát thanh truyền hình. Những công việc
này đòi hỏi các kỹ năng như: thiết kế, biên tập các xuất bản phẩm, sửa chữa các
lỗi về nội dung và hình thức của xuất bản phẩm, đề xuất các yêu cầu về nội dung
đối với xuất bản phẩm,v.v. mang đến cho bạn đọc một xuất bản phẩm có nội dung
và hình thức hoàn hảo. Những công việc này đòi hỏi có kiến thức phù hợp, kỹ
năng diễn đạt tốt, biết sáng tạo và xử lý vấn đề. Riêng ở lĩnh vực báo chí,
truyền thông, học viên Ngôn ngữ học có thể có một số hạn chế so với học viên
ngành Báo chí ở mặt này nhưng lại có ưu thế hơn ở mặt khác.
Ở một thành phố lớn
như Thành phố Hồ Chí Minh, có vô số công việc đòi hỏi kiến thức, kỹ năng liên
quan đến Ngôn ngữ học. Mặc dù chưa có con số thống kê đầy đủ, chính xác, nhưng
theo các kênh thông tin mà Bộ môn Ngôn ngữ học nắm được thì hầu hết học viên
Ngôn ngữ học, sau khi tốt nghiệp đều có việc làm, và ít nhiều phát huy được kiến
thức Ngôn ngữ học đã học. Tuy nhiên, một số học viên chọn làm những công việc
ít đòi hỏi kiến thức Ngôn ngữ học cũng là một sự lãng phí kiến thức nhiều năm học
Ngôn ngữ học.
Những cơ hội khác
Sự phát triển mọi
mặt của xã hội hiện đại đòi hỏi mức độ sử dụng ngôn ngữ, khả năng ứng dụng ngôn
ngữ ngày càng cao. Trong vài mươi năm trở lại đây, số lượng học viên Ngôn ngữ học
tiếp tục chọn con đường du học để cập nhật, nghiên cứu Ngôn ngữ học ở các nước
Mỹ, Anh, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, v.v.. ngày càng tăng.
Tại Dịch Thuật Công Chứng
Tư Pháp Trans24h
·
Địa chỉ: Tòa B Chung
Cư Bộ Công An, 282 Nguyễn Huy Tưởng,Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
·
Hotline: 944.222
·
Email: info@dichthuatsieunhanh.com
·
Website: https://dichthuatsieunhanh.com
Hiện có hơn 300 cộng tác viên chuyên ngành ngôn ngữ học làm
việc trong môi trường tự do, thoải mái, linh hoạt mà hiệu quả cao. Nếu bạn muốn
thử sức mình với ngành dịch thuật và công chứng này vui lòng liên hệ. Trans24H
luôn hân hoan chào đón bạn!
Nhận xét
Đăng nhận xét